Feb 2, 2013

Chữ ký số

1. Định nghĩa


Chữ ký số là một tập con của chữ ký điện tử. Có thể dùng định nghĩa về chữ ký điện tử cho chữ ký số như sau: Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video, ) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.


Chữ ký số khóa công khai (hay hạ tầng khóa công khai) là mô hình sử dụng các kỹ thuật mật mã để gắn với mỗi người sử dụng một cặp khóa công khai - bí mật và qua đó có thể ký các văn bản điện tử cũng như trao đổi các thông tin mật. Khóa công khai thường được phân phối qua chứng chỉ khóa công khai. Quá trình sử dụng chữ ký số bao gồm 2 quá trình: tạo chữ ký và kiểm tra chữ ký.
 

Khái niệm chữ ký điện tử mặc dù thường được sử dụng cùng nghĩa với chữ ký số nhưng thực sự có nghĩa rộng hơn. Chữ ký điện tử chỉ đến bất kỳ phương pháp nào (không nhất thiết là mật mã) để xác định người chủ của văn bản điện tử.
2. Các ưu điểm của chữ ký số
2.1  Khả năng xác nhận nguồn gốc


Các hệ thống mật mã hóa khóa công khai cho phép mã hóa văn bản với khóa bí mật mà chỉ có người chủ của khóa biết. Để sử dụng chữ ký số thì văn bản cần phải được mã hóa bằng hàm băm (văn bản được “băm” ra thành một chuỗi, thường có độ dài cố định và ngắn hơn văn bản) sau đó dùng khóa bí mật của người chủ khóa để mã hóa, khi đó ta được chữ ký số. Khi cần kiểm tra, bên nhận giải mã với khóa công khai để lấy lại chuỗi gốc (được sinh ra qua hàm băm) và kiểm tra với hàm băm của văn bản nhận được. Nếu 2 giá trị này khớp nhau thì bên nhận có thể tin tưởng rằng dữ liệu xuất phát từ người sở hữu khóa bí mật

2.2 Tính toàn vẹn


Cả hai bên tham gia vào quá trình thông tin đều có thể tin tưởng là văn bản không bị sửa đổi trong khi truyền, vì nếu văn bản bị thay đổi thì hàm băm cũng sẽ thay đổi và lập tức bị phát hiện. Quá trình mã hóa sẽ ẩn nội dung của gói tin đối với bên thứ 3 nhưng không ngăn cản được việc thay đổi nội dung của nó.

 2.3 Tính không thể phủ nhận

Trong giao dịch, một bên có thể từ chối nhận một văn bản nào đó là do mình gửi. Để ngăn ngừa khả năng này, bên nhận có thể yêu cầu bên gửi phải gửi kèm chữ ký số với văn bản. Khi có tranh chấp, bên nhận sẽ dùng chữ ký này như một chứng cứ để bên thứ ba giải quyết. Tuy nhiên, khóa bí mật vẫn có thể bị lộ và tính không thể phủ nhận cũng không thể đạt được hoàn toàn.
  


 2.3 Quá trình thực hiện chữ ký số

Chữ ký số dựa trên nền tảng mật mã hóa khóa công khai. Để có thể trao đổi thông tin trong môi trường này, mỗi người sử dụng có một cặp khóa: khóa công khai và khóa bí mật. Khóa công khai được công bố rộng rãi còn khóa bí mật phải được giữ kín và không thể tìm được khóa bí mật nếu chỉ biết khóa công khai
Toàn bộ quá trình gồm 3 thuật toán:
·        Thuật toán tạo khóa
·        Thuật toán tạo chữ ký số
·        Thuật toán kiểm tra chữ ký số


Sơ đồ tạo và kiểm tra chữ ký số




 


No comments:

Post a Comment